Việc làm là thứ cần thiết bậc nhất trong cuộc sống, đặc biệt là trong bối cảnh dân số tăng nhanh và tình trạng thất nghiệp phổ biến. Tìm đến những công ty môi giới việc làm đang là cách mà nhiều người lựa chọn để giải quyết khó khăn. Vậy thủ tục thành lập công ty môi giới việc làm như thế nào? Dưới đây là những tư vấn của chúng tôi.
I/ Hồ sơ đăng ký mở công ty môi giới việc làm
Căn cứ Luật việc làm 2013,để thành lập công ty môi giới việc làm thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chi tiết gồm:
– Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty môi giới việc làm.
– Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty.
– Điều lệ công ty môi giới việc làm.
– Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao). Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.
>>> Doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư thì thường được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày.
II/ Điều kiện thành lập công ty môi giới việc làm
Môi giới việc làm thuộc ngành nghề yêu cầu điều kiện, do đó, khi đăng ký kinh doanh lĩnh vực này, doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp phải đảm bảo có trụ sở hoạt động kinh doanh, tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu hay sử dụng đối với đất, văn phòng được sử dụng làm trụ sở của công ty, thời hạn tối thiểu là 36 tháng.
– Doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh hoạt động môi giới việc làm.
– Chủ doanh nghiệp, người quản lý chuyên môn phải có trình độ tối thiểu là cao đẳng trở lên và là người đảm bảo về mặt sức khỏe, hành vi dân sự.
– Doanh nghiệp phải đảm bảo vốn ký quỹ tối thiểu ở ngân hàng là 300 triệu VNĐ.
– Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến lĩnh vực môi giới việc làm, cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động, dịch vụ môi giới việc làm theo mục đích ban đầu. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Trường hợp ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Còn nếu ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, xin giấy phép đầy đủ mới được đi vào hoạt động. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).
Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ.
Xem thêm >>> Doanh nghiệp tư nhân